Mỗi bậc phụ huynh luôn mong muốn con cái mình thành công trong mọi việc và đặc biệt là gặt hái thành tích cao trong học tập. Điểm số trở thành thước đo giúp cha mẹ đánh giá liệu con mình có đang “đi đúng hướng” hay không. Khi con bị điểm kém, phần lớn là tâm trạng thất vọng với điểm số của con và có không ít phụ huynh đã la mắng con. Điều đó gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến tinh thần của con. Con trở nên ngày càng bi quan, học hành trong sự căng thẳng, thiếu ngủ nên kết quả thi cử vẫn ngày càng tụt dốc.
Giáo dục bằng bạo lực hoàn toàn có thể khiến con đi “lệch quỹ đạo” mà cha mẹ mong muốn. Vậy những điều cha mẹ cần làm khi con bị điểm kém là gì? Hãy cùng KASE Edutech tìm hiểu nhé!
Vậy cha mẹ cần làm khi con bị điểm kém?
Cổ vũ con
Khi con bị điểm kém, thay vì la mắng hãy trao cho trẻ những lời động viên, để con có cách nhìn nhận tích cực về bản thân. Khi được cổ vũ bằng những lời nói tích cực, trẻ sẽ hiểu cha mẹ đang cho trao cho các em cơ hội để khắc phục những điều mình làm chưa tốt. Nhờ đó, việc học của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.
Trò chuyện cởi mở với con
Đừng vội nhìn điểm số để phán xét trẻ, với nhiều em nhỏ có thể đang đối mặt với sự căng thẳng hoặc áp lực bài vở, dẫn đến việc không thể phát huy khả năng học tập. Một cuộc trò chuyện cởi mở và nhẹ nhàng với con sẽ giúp phụ huynh hiểu được những khó khăn con đang gặp phải xoay quanh việc học.
Không phải lúc nào học hành không chăm chỉ cũng là lý do khiến con bị điểm kém, nguyên nhân hoàn toàn có thể đến từ các yếu tố khác. Hãy để con tự nói ra cảm xúc của mình, tìm hiểu xem điều gì đã làm kết quả bài thi của con bị kém thay vì phỏng đoán. Cách tiếp cận nhẹ nhàng của cha mẹ sẽ giúp đứa trẻ không bị ám ảnh điểm số hoặc sợ hãi khi nói về các kỳ thi. Điều này cũng giúp trẻ an tâm, tập trung học tập tốt hơn.
Không so sánh con với trẻ khác
Nhiều bố mẹ thường so sánh con mình với con người khác hay anh chị em của bé. Đồng thời nghĩ rằng đây là phương pháp hiệu quả giúp con tiến bộ hơn. Khi so sánh con mình với con người khác, bạn vô tình tạo ra các tác động tiêu cực đến con. Trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương lòng tự tôn và hình thành cảm xúc tiêu cực.
Mỗi đứa trẻ đều khác nhau, và thể hiện điểm mạnh và điểm yếu theo những cách khác nhau. So sánh những đứa trẻ với nhau sẽ chỉ làm trẻ cảm thấy khó chịu và đánh mất sự tự tin.
Không gây áp lực cho con
Không ít phụ huynh cho rằng, ép con học giỏi, học tốt và có công việc ổn định là tạo dựng hạnh phúc cho con. Tuy nhiên, áp lực không tạo ra kim cương mà chỉ khiến trẻ trở nên chán ghét việc học, ám ảnh với điểm số, thành tích.
Kỳ vọng của bố mẹ đôi khi là bệ phóng để con có động lực hơn trong học tập. Tuy nhiên, phụ huynh cần tiết chế mong muốn của bản thân, không nên ép con phải cạnh tranh điểm số với bạn bè. Trẻ chỉ nên cạnh tranh với chính mình và nỗ lực theo khả năng của bản thân.
Khen ngợi khi thấy trẻ cố gắng
Khi thấy con cố gắng và đạt điểm số cao hơn kỳ thi trước, hãy nhớ khen ngợi con bạn nhé. Đừng gò ép trẻ phải đạt điểm 9, điểm 10 mới dành những lời khen cho chúng.
Lời khen ngợi và khuyến khích của bạn sẽ giúp con cảm thấy tốt về bản thân mình. Điều này làm tăng sự tự tin và lòng tự trọng của con. Đôi khi bạn nên có những phần thưởng cho sự nỗ lực của trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy sự cố gắng được ghi nhận và phấn đấu được thành tích cao hơn trong tương lai.