Vì sao mô hình 5C hay 4C mà nhiều người nói đến sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng mềm của học sinh thế kỷ 21? Chúng ta sẽ cùng khám phá ở bài viết này.
Dựa trên các nghiên cứu xã hội về những kỹ năng cần thiết cho sự phát triển và thành công của con người trong thế kỷ 21, tổ chức giáo dục Partnership for 21st Century đã hoàn thiện mô hình giáo dục tối ưu trong việc trang bị cho trẻ 4 kỹ năng quan trọng nhất, bao gồm:
- Communication: kỹ năng giao tiếp
- Creativity: kỹ năng sáng tạo
- Critical Thinking: tư duy phản biện
- Collaboration: kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm
Tại KASE Edutech với mong muốn giúp thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, chúng tôi đã nghiên cứu và áp dụng kỹ năng Computational Learning (học dựa trên máy tính) kết hợp mô hình 4C của Partnership for 21st Century. Từ đó mô hình học hiện đại 5C được hình thành nhằm cung cấp phương pháp học giúp các học viên tại KASE tự tin trở thành một công dân thế kỷ 21.
Vậy mô hình 5C có ưu điểm vượt trội gì so với phương thức học truyền thống?
Communication: Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động cơ bản của con người nhằm trao đổi các thông tin thông qua hệ thống ngôn ngữ (lời nói, chữ viết) và phi ngôn ngữ (cử chỉ, biểu cảm, v.v.). Do đó, giao tiếp đóng một vai trò lớn trong việc hình thành tâm sinh lý ở trẻ nhỏ, sự phát triển kỹ năng giao tiếp cũng gắn liền với sự phát triển của trẻ về mặt xã hội và tình cảm.
Vì vậy, cần tạo cho trẻ một môi trường giáo dục mở, khuyến khích sự trao đổi tích cực và lịch sự, cổ vũ con nói lên những ý tưởng của chính mình. Đồng thời trang bị cho trẻ các kiến thức ngôn ngữ cần thiết để giao tiếp hiệu quả và đa dạng. Đó là những yếu tố then chốt cho kỹ năng giao tiếp của trẻ.
Khi trải nghiệm bộ môn lập trình tại KASE, trẻ sẽ trực tiếp tham gia vào những dự án thực tế làm việc từ độc lập đến làm việc nhóm. Trẻ sẽ dùng chính khả năng thuyết trình và biện luận của mình để trình bày về sản phẩm công nghệ bản thân tạo ra. Quá trình làm việc nhóm và thuyết trình sản phẩm là môi trường tốt nhất để trẻ rèn luyện và phát triển khả năng giao tiếp.
Creativity – Kỹ năng sáng tạo
Khi nói về trẻ nhỏ, một trong những năng lực phi thường là khả năng sáng tạo vô tận. Tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ luôn là một trí tưởng tượng đầy ắp những bất ngờ. Điều quan trọng là trẻ có một môi trường để phát huy tối đa trí tưởng tượng đó và để mài giũa khả năng tự nhiên thành kỹ năng sáng tạo nhạy bén.
Khi được khuyến khích một cách phù hợp, trẻ có xu hướng bộc lộ rõ nét tố chất thiên bẩm từ sớm, và có tỉ lệ thành công rất cao trong những lĩnh vật đòi hỏi yếu tố sáng tạo, như các ngành nghề khoa học, các lĩnh vực nghệ thuật…
Tại KASE, trẻ được thỏa sức sáng tạo trong thế giới công nghệ đầy màu sắc và không giới hạn này. Các con sẽ tự mình thiết kế và chạy thực nghiệm các game theo sở thích, trang web theo thẩm mỹ riêng biệt của con. Suy nghĩ của mỗi đứa trẻ là một thế giới kỳ diệu mà người lớn chúng ta khó bề tưởng tượng được.
Collaboration – Kỹ năng hợp tác
Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết khi trẻ lớn lên và hòa vào cộng đồng xã hội sau này. Hợp tác tốt với mọi người xung quanh là điều không thể thiếu để trẻ hòa nhập với mọi môi trường tổ chức – doanh nghiệp, giúp hoàn thành công việc hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển của bản thân mình.
Ngay từ nhỏ, trẻ cần được trang bị kỹ năng này bằng việc học cách làm việc nhóm, hợp tác với thầy cô giáo và bạn bè trên lớp, với cha mẹ, anh chị em ở nhà để cùng hướng đến kết quả chung tốt nhất. Cũng nhờ phối hợp đó, trẻ sẽ được trải nghiệm sự cọ xát, học hỏi từ những người giỏi hơn, rút kinh nghiệm từ những người kém hơn và có sự đối chiếu với mình để hiểu rõ thế mạnh – điểm yếu của bản thân. Đồng thời quá trình hợp tác cũng thúc đẩy trẻ phát triển khả năng giao tiếp của mình.
Tham khảo “Phương pháp học Think – Pair – Share giúp trẻ phát triển toàn diện”
Critical Thinking – Tư duy phản biện
Tư duy phản biện, hay còn gọi là tư duy phân tích, là một quá trình đánh giá những thông tin của một vấn đề nhằm làm sáng tỏ tính chính xác của vấn đề đó. Tư duy phản biện giúp trẻ có cái nhìn khái quát, tỉ mỉ và có chính kiến về nhiều vấn đề phức tạp trong cuộc sống, từ đó có khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn.
Trên thực tế, cách thức giáo dục truyền thống tại Việt Nam vẫn còn khá xa lạ với khái niệm tư duy phản biện này. Tuy nhiên, ở phương Tây, đây là một kỹ năng phổ biến mà trẻ được bố mẹ chú trọng dạy dỗ ngay từ khi còn nhỏ. Chính điều này đã khiến trẻ em nước ngoài có thể mạnh dạn lên tiếng trong lớp học, đặt câu hỏi cho thầy cô, và luôn muốn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “tại sao”.
Nghiên cứu đã chỉ ra, những đứa trẻ có tư duy phản biện tốt sẽ phát triển khả năng ghi nhớ tốt hơn và đi đầu trong việc tìm ra những cách hiệu quả để giải quyết vấn đề.
Đừng bỏ lỡ “Vì sao trẻ cần được khuyến khích tranh luận lành mạnh?”
Computational Learning: Học dựa trên máy tính
Công nghệ thông tin là một thế giới chứa đựng kiến thức vô cùng phong phú, chúng ta không chỉ được học về văn hóa, con người, tri thức khoa học mà thông qua những thiết bị công nghệ có thể kết nối người với người. Với trẻ em, CNTT đóng vai trò như một người bạn “đến từ tương lai” mang đến sự thích thú trong học tập cho trẻ.
Chương trình “Khoa học máy tính và phát triển tư duy dành cho trẻ em” tại KASE Edutech áp dụng phương pháp học tập dựa trên máy tính với thời lượng hợp lý mang đến cho trẻ sự kết nối hiệu quả với thế giới xung quanh và giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên.
Những lợi ích của kỹ năng Computational Learning khiến việc học – chơi – vận động của trẻ em trở nên phong phú hơn:
- Phương thức học sinh động
- Kho kiến thức phong phú
- Phát triển vận động tinh với các thao tác kết hợp tay và mắt
- Tăng khả năng sáng tạo
Kết
Trong thế kỷ 21 với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, thế hệ trẻ nên trang bị cho bản thân các kỹ năng hội nhập trước khi bước ra thế giới. Cha mẹ đừng ngần ngại để con trải nghiệm mô hình học 5C giúp con hoàn thiện các kỹ năng mềm của học sinh thế kỷ 21.
KASE Edutech thường xuyên tổ chức các lớp học trải nghiệm online và offline hoàn toàn miễn phí. Cha mẹ có thể đăng ký tư vấn miễn phí và đăng ký cho con tham gia qua hotline 093 803 1386.