Sở Giáo dục và Đào tạo cảnh báo tình trạng lừa đảo “con đang cấp cứu”

Trong thời gian gần đây, sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ra văn bản cảnh báo về tình trạng dàn cảnh lừa đảo mới, các đối tượng lừa đảo thường sử dụng một câu chuyện giả về trường hợp “con đang cấp cứu” để lừa đảo tiền của các bậc phụ huynh.

Được biết, người lừa đảo sẽ gọi điện cho phụ huynh và nói rằng con của họ đang trong tình trạng khẩn cấp và cần được điều trị ngay lập tức. Sau đó, chúng sẽ yêu cầu phụ huynh chuyển khoản một khoản tiền lớn để trang trải chi phí điều trị. Tuy nhiên, trong thực tế, không có bất kỳ cháu bé nào cần cấp cứu, đó chỉ là một chiêu trò để chiếm đoạt tài sản.

Sở Giáo dục và Đào tạo cảnh báo tình trạng lừa đảo “con đang cấp cứu”

Đây là một hành động đáng lên án và phải được ngăn chặn kịp thời. Các bậc phụ huynh cần thận trọng trước những cuộc gọi không xác định từ các số điện thoại không rõ nguồn gốc. Đồng thời cũng nên xác minh thông tin về tình trạng sức khỏe của con cái bằng cách gọi lại trường học hoặc liên lạc với người thân khác.

Ngoài ra, các trường học cũng cần có những biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh trong trường hợp khẩn cấp. Trường học cần cập nhật thông tin liên lạc của các phụ huynh và đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách thức liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.

Theo ông Hoàng Hữu Trung – Trưởng phòng Chính trị tư tưởng – Khoa học công nghệ, Sở GD&ĐT Hà Nội – cho biết hiện tại một số trường trên địa bàn đã có thông tin phản ánh về sở. May mắn, các trường hợp báo cáo phụ huynh khi nhận được cuộc gọi, tin nhắn đã cảnh giác, xác minh thông tin từ nhà trường, giáo viên chủ nhiệm nên không bị lừa.

Chúng tôi đã nắm được thông tin và sẽ đề xuất với lãnh đạo có văn bản nhắc nhở các nhà trường về nội dung này“, ông Trung cho biết.

Ông Trung nhận định chiêu trò lừa đảo này không mới, tuy nhiên, nó đánh vào tâm lý phụ huynh thường lo lắng khi biết tin con gặp chuyện nên dễ bị lừa. Vì vậy, phụ huynh phải hết sức cảnh giác.

Phụ huynh vật vã, suýt bị lừa trước kịch bản con phải cấp cứu

Nhiều cha mẹ vì thương con, mất bình tĩnh nên gửi ngay hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng mà không hề nghi ngờ. May mắn là một số phụ huynh kịp thời nhận ra đây chỉ là chiêu trò nên không bị mất tiền oan.

Theo chia sẻ từ chị N, một phụ huynh may mắn kịp tỉnh táo thoát được chiêu trò lừa đảo chia sẻ. Các đối tượng lừa đảo không “hành sự” một mình mà có nguyên một nhóm để đóng nhiều vai khác nhau.

Lúc nãy khi chuẩn bị ngủ, mình nhận điện thoại của một phụ nữ khóc lóc, tự xưng là cô giáo của con mình, nói con bị ngã cầu thang ở trường, đầu chảy máu, phải mổ khẩn cấp“.

Người phụ nữ gọi điện cho chị khóc lóc thảm thiết, nói chị N. chuyển khoản 50 triệu đồng tạm ứng vì con chị cần phẫu thuật gấp. Để tăng độ uy tín đối tượng này đưa máy cho một người đàn ông khác tự xưng là bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy. Người này nói với chị N. rằng con chị bị chấn thương sọ não, cần phẫu thuật ngay để không nguy hiểm về sau.

Lúc đó, tôi hoảng loạn, cũng khóc lóc vật vã, suýt gửi tiền cho người ta luôn. Tự nhiên sau đó, tôi tỉnh táo lại, tự hỏi vì sao không phải cô giáo liên lạc mà là một phụ nữ lạ mặt. Vì thế, tôi gọi ngay cho cô chủ nhiệm nhưng không được nên chuyển sang gọi thầy hiệu trưởng. Gọi rồi mới biết con tôi lành lặn, đang học ở trường“, chị N. chia sẻ thêm.

Tương tự chị D.U., cũng suýt trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo trên. Con chị hiện đang học tại một trường tư thục tại quận 10. Ngày 6/3 chị nhận được cuộc gọi, người đàn ông tự giới thiệu là thầy giáo thể dục của con chị và thông báo rằng con chị bị ngã và đang hôn mê cần phẫu thuật gấp. Nhóm này liên tục gọi điện gợi ý chị chuyển 50 triệu tiền viện phí. Để hối thúc chị U. chuyển tiền, nhóm này cho một người tự xưng là nhân viên bệnh viện gọi cho chị U., thông báo tình hình của con trai đang nằm tại bệnh viện.

Khi nhận cuộc gọi đầu tiên, chân tay mình bủn rủn vì con trai từng gãy xương tay mà không biết. Nhưng sau khi bình tĩnh lại, mình đã vượt qua ‘cửa ải’ của ‘tập đoàn’ lừa đảo“, chị U. chia sẻ.

Khi nhận tin báo giả, chị đã liên hệ trực tiếp với nhà trường. Phía nhà trường xác nhận con chị vẫn đang ở lớp và không hề bị thương như nhóm lừa đảo nói, nhờ đó chị đã may mắn không bị mắc lừa.

Trong bối cảnh các chiêu trò lừa đảo ngày càng phức tạp và tinh vi, Sở GD&DT cũng đã yêu cầu các trường học và các cơ quan chức năng liên quan tăng cường các biện pháp phòng ngừa, tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về việc phát hiện và ngăn chặn những hành vi lừa đảo này.

Ngoài ra, chính quyền và các cơ quan chức năng cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa và xử lý các vụ lừa đảo một cách nghiêm túc và triệt để. Các nhà trường cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng để đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho các em học sinh.

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

0938.031.386
Chat Zalo