Khả năng tư duy của trẻ có thể được hình thành ngay từ khi 3 tuổi. Việc dạy trẻ tư duy cũng nên bắt đầu sớm nhằm giúp con phát triển trong “giai đoạn vàng” này.
Bất kỳ cha mẹ nào cũng luôn mong muốn con yêu phát triển toàn diện. Cả về sức khỏe và trí não. Theo nhiều nghiên cứu, 12 năm đầu đơi là thời kỳ đặc biệt quan trọng. Nhất là trong việc hình thành trí tuệ ở mỗi bé.
Khả năng tư duy quan trọng như thế nào với sự phát triển của trẻ?
- Tư duy logic là yếu tố nền tảng cho việc phát triển khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
- Nhà khoa học bậc thầy về tư duy, nổi tiếng với quyển “Sáu chiếc nón tư duy” cùng hơn 62 đầu sách về tư duy, giáo sư Edward de Bono đã nhận định: “Tư duy là kỹ năng vận hành của bộ não mà nhờ đó trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển”.
- Trí não của trẻ tăng lên theo độ tuổi. Theo bản năng, trẻ bắt đầu tò mò, thích tìm tòi, phân tích và đánh giá có bản về mọi thứ xung quanh. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những trải nghiệm trong 12 năm đầu đời có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đến khả năng phát triển não bộ của một người. Đây là thời kỳ não bộ trẻ có khả năng kết nối gấp đôi so với não bộ người lớn. Nếu trẻ được phát triển đúng cách, trẻ sẽ có được năng lực tư duy và học tập tốt hơn rất nhiều trong tương lai.
Như vậy để kích thích khả năng tư duy của trẻ, từ đó phát triển và vận dụng các năng lực trí tuệ vào học tập và cuộc sống, chúng ta hãy cùng khám phá phương pháp hiệu quả mà các bậc cha mẹ ở nhiều quốc gia đang áp dụng nhé.
Kích thích khả năng tư duy của trẻ từ sớm
Những nền tảng cơ bản của trí tuệ như cảm xúc, ngôn ngữ, khả năng tư duy logic, kỹ năng tư duy lập trình (phương pháp hỗ trợ học tập tiên tiến thời đại 4.0)…đều được hình thành trong giai đoạn 12 năm đầu đời. Trẻ em vừa sinh ra đều có khả năng tiếp thu như nhau đối với ngôn ngữ cũng như mọi sự việc xung quanh.
Trong quá trình phát triển tự nhiên của mình, trẻ tự có những suy nghĩ của riêng bé. Càng tư duy và sáng tạo nhiều ở giai đoạn vàng, khả năng sáng tạo của trẻ sẽ càng được phát huy một cách tối đa hơn ở những giai đoạn sau. Nên việc biết cách phát triển tư duy cho trẻ trong giai đoạn này là rất quan trọng.
1. Dạy trẻ biết chơi thông minh
Vào thời kì này, cho trẻ tham gia những hoạt động trò chơi phát triển tư duy thông minh là rất hữu ích và cần thiết. Càng chơi nhiều những trò chơi tư duy, trẻ sẽ càng suy nghĩ tìm tòi. Điều này khiến cho trẻ có thể trở thành người có chỉ số thông minh (IQ) cao và khai phá tư duy sáng tạo trong trẻ.
Phương pháp này vừa giúp trẻ thư giãn, không áp lực với việc học vừa sử dụng trí não để tư duy giải quyết vấn đề trong trò chơi. Ví dụ một số trò chơi puzzle, sudoku, Test IQ,… và một số trò chơi online đòi hỏi khả năng suy luận.
2. Chọn tài liệu, thiết bị thích hợp hỗ trợ hoạt động vui chơi
Đến tuổi này, đồ chơi của trẻ không chỉ đơn thuần là đồ chơi nhấn nút, phát nhạc hay những chiếc ô tô, con vật…chạy bằng pin nữa. Mà đòi hỏi cần phải có những đồ chơi thông minh, phù hợp hơn.
Đồ chơi thích hợp cho độ tuổi này là những món đồ chơi mà trẻ phải tự suy nghĩ hoặc tự lắp ghép và tìm ra những chi tiết thú vị như: ghép hình, lắp ráp mô hình, trò chơi online trên thiết bị công nghệ… rất bổ ích với các bé, vừa tăng khả năng sáng tạo, tư duy vừa cuốn hút làm các bé thích thú. Vì vậy cha mẹ cần lựa chọn tài liệu, thiết bị hỗ trợ cho trò chơi của trẻ.
Đừng bỏ lỡ “Công nghệ thông tin giúp trẻ phát triển tự tin như thế nào?”
3. Bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ nhờ giao tiếp với trẻ nhiều hơn
Ở độ tuổi này, trẻ đang tò mò về mọi thứ xung quanh mình. Trẻ muốn khám phá những điều mới lạ mà bé chưa biết. Và đặc biệt có vô vàn thắc mắc mà bé muốn được giải đáp. Cha mẹ nên lắng nghe, quan tâm đến những câu hỏi của trẻ. Điều này giúp trẻ càng ham học hỏi nhiều hơn. Đặc biệt không nên áp đặt suy nghĩ cho trẻ. Đừng bắt trẻ phải học theo những thứ chưa phù hợp với khả năng và độ tuổi của bé.
Có một phương pháp rất đơn giản để dạy trẻ tư duy thông minh. Đó chính là tăng khả năng ngôn ngữ của bé nhờ cách nói chuyện. Xét về tâm lý học, đối với trẻ giọng nói của cha mẹ là thân thiết và dễ gây ấn tượng sâu đậm do đó dễ thu hút và kích thích trí não trẻ hơn. Người ta nói rằng trẻ 3 tuổi thường nói nhiều và đang trong thời kì phát triển ngôn ngữ vô cùng nhanh và trong cả cuộc đời thì đây là thời kỳ trẻ có khả năng ghi nhớ từ nhiều nhất nên cha mẹ càng dạy con nhiều từ càng tốt.
Điều quan trọng là cha mẹ phải tương tác với con như một người bạn và nói chuyện thoải mái cùng trẻ. Thay vì yêu cầu trẻ làm một việc gì đó, cha mẹ hãy nói rõ nguyên nhân và vì sao nên làm như vậy. Bên cạnh việc trò chuyện, cha mẹ hãy đọc sách truyện cho con nghe. Bé sẽ hứng thú và học thêm nhiều kiến thức mới thông qua mỗi câu chuyện.
4. Để trẻ giải quyết vấn đề bằng cách riêng của bé và chấp nhận lỗi lầm của trẻ
Ngay cả khi cách trẻ lựa chọn có vẻ không hiệu quả nhưng chứng minh được trẻ có suy nghĩ của riêng mình. Đôi khi cách giải quyết vấn đề của trẻ dẫn đến kết quả đáng ngạc nhiên ngoài mong đợi.
Suy nghĩ khác biệt có thể chưa mang lại hiệu quả nhưng không có nghĩa là sai. Để học cách thành công, trẻ em cần phải trải qua thất bại. Thất bại hoặc lỗi lầm chính là tiền đề cần thiết để trẻ đứng dậy và cố gắng một lần nữa. Lỗi lầm là cơ hội để suy nghĩ khác biệt hơn và tiến về phía trước.
5. Đặt những câu hỏi để kích thích trẻ suy nghĩ và phản biện
Khi các bậc cha mẹ chúng ta tự hỏi làm thế nào để trẻ tìm ra vấn đề hoặc khi bạn muốn trẻ suy nghĩ sâu sắc hơn, một số câu hỏi hay có thể sử dụng để kích thích khả năng tư duy của trẻ:
Sao con biết điều này?
Sau những câu nhận xét hoặc trả lời của trẻ, bạn hãy hỏi bé cái gì đã dẫn bé tới suy nghĩ như vậy. Phương pháp này sẽ giúp trẻ học cách suy luận về những suy nghĩ của chính bé (metacognition) và diễn đạt những ý nghĩ này cho người khác một cách rõ ràng. Luyện tập cả 2 kỹ năng này sẽ khuyến khích khả năng hiểu sâu và thói quen suy nghĩ mọi việc tới nơi tới chốn.
Câu hỏi mở
Tạo thói quen đặt cho trẻ những câu hỏi mở và không có đáp án chính xác mà chính bạn cũng không hề có câu trả lời sẵn.
Ví dụ, thay vì đặt câu hỏi “Con bọ này có bao nhiêu cái chân?”, hãy đặt câu hỏi “Con sẽ làm gì nếu như con là một con bọ và có chừng này cái chân?”
Sao con chọn cách này, có gì khác biệt sao?
Luôn khen ngợi trẻ khi bé có cách suy nghĩ tốt. Đồng thời khuyến khích, gợi mở trẻ nói nhiều hơn về cách trẻ giải quyết vấn đề. Chúng ta nên biết rằng việc mở rộng và đào sâu các ý tưởng không những giúp trẻ suy nghĩ thêm cẩn thận về chủ đề hiện tại, mà nó còn khuyến khích sự quan tâm, sáng tạo và khả năng phân tích. Đó là cơ sở nền tảng để phát triển tư duy.
Con nghĩ kết quả sẽ thế nào?
Khuyến khích trẻ phát triển thói quen suy nghĩ, phán đoán trước trong những tình huống khác nhau. Đây là một kỹ năng rất quan trọng, nhất là trong việc phân tích khi đọc sách truyện, trong khoa học, và những tình huống xã hội.
Ví dụ:
- Con nghĩ là chuyện gì sẽ xảy ra trong câu chuyện con đang đọc?
- Đố con biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu con để bột nặn ngoài trời nắng?
- Con thử đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu như con không bắt đầu làm bài tập về nhà từ bây giờ?
2 điều này giống và khác nhau chỗ nào vậy?
Cùng trẻ “mổ xẻ” vấn đề khám phá những điểm giống và khác nhau giữa 2 cách giải quyết, giữa các vật thể, sinh vật, hành động…
Con học được gì sau việc này ?
Hướng trẻ suy nghĩ đi đến kết luận sau khi một bài học, hoặc giải quyết được một vấn đề.
6. Kích thích tư duy logic và khả năng sáng tạo thông qua chương trình “Lập trình cho trẻ em”
Các thiết bị công nghệ khi được sử dụng đúng cách sẽ mang đến cho trẻ sự kết nối hiệu quả với thế giới xung quanh, giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên và có hứng thú hơn trong học tập. Vì vậy bộ môn Khoa học máy tính được nhiều quốc gia đưa vào chương trình giảng dạy từ sớm, đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực giáo dục.
Sự phát triển vượt trội của trẻ khi trải nghiệm khóa học “Lập trình cho trẻ em”:
- Phát triển vận động tinh thông qua các thao tác trên máy tính.
- Làm quen Tư duy lập trình, phương pháp học tiên tiến thời đại 4.0.
- Khám phá Internet vạn vật, kết nối thế giới xung quanh
- Kích thích khả năng sáng tạo & tư duy logic bằng lập trình khối.
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác và giải quyết vấn đề bằng sơ đồ tư duy.
- Biết chọn lọc và thử nghiệm các ý tưởng mới.
- Tự phát triển sản phẩm Công nghệ thông tin cho riêng mình.
Hiểu đúng về khả năng tư duy giúp trẻ phát triển trí thông minh
Nhiều người nhầm lẫn rằng trí thông minh và kỹ năng tư duy là một. Từ đó dẫn đến kết luận sai như sau: trẻ thông minh thì tự khắc sẽ tư duy giỏi; trẻ kém thông minh có thể không bao giờ tư duy giỏi. Đây là cách suy nghĩ ngược và không đúng.
Chúng ta nên biết rằng ngay cả những thiên tài như Newton, Darwin, Einstein thì hoàn toàn không hẳn chỉ có “bộ não xuất chúng” mà còn nhờ vào “một cái đầu lúc nào cũng đầy ắp câu hỏi”. Chính óc tò mò, ham học hỏi, sự đam mê và kiên nhẫn đã đưa họ đến với những thành tựu làm thay đổi bộ mặt của nền khoa học nhân loại.
Thế nên sự phát triển tốt dành cho trẻ hiện nay không còn đơn thuần là ghi nhớ, tiếp thu những kiến thức trong sách vở một cách thụ động mà đòi hỏi trẻ phải rèn luyện thói quen tư duy để có thể giải quyết vấn đề, suy nghĩ sáng tạo, suy nghĩ logic, ra quyết định, lên kế hoạch để thành công trong tương lai.
Kase Edutech mong rằng bài viết này sẽ là cẩm nang hữu ích đồng hành cùng các bậc cha mẹ giúp các bé phát triển tư duy và trí tuệ.
[Tài liệu tham khảo: Kyna, Tamlytreem.com]