Dạy Con Kiểu Nhật – Cha Mẹ Nên Và Không Nên Làm Gì Để Dạy Con Tự Lập?

day-con-tu-lap-nhu-the-nao-cho-hieu-qua

Tính tự lập của trẻ có nghĩa là “Trẻ được tự mình lựa chọn và tự mình thực hiện lựa chọn đó”. Vậy cha mẹ nên và không nên làm gì để dạy con tự lập?

Để làm được điều này, điều quan trọng nhất là Phụ huynh phải tôn trọng và hỗ trợ con cái mà không can thiệp quá sâu vào các bước lựa chọn và thực hiện của trẻ; để trẻ tự tư duy, cảm nhận, tự thực hiện và chịu trách nhiệm với những hành động đó.

day-con-tu-lap

(hình ảnh: lamchame.com)

 

PHỤ HUYNH KHÔNG NÊN LÀM GÌ ĐỂ GIÚP CON TỰ LẬP?

Cha mẹ quyết định và áp đặt mọi thứ phải làm lên trẻ.

Nhiều cha mẹ tự đưa ra các quyết định lên trẻ vì nghĩ rằng đó là cách tốt nhất để phát triển tương lai của con. Điều này khiến trẻ không có thói quen suy nghĩ cho bản thân và không có động lực để thực hiện. Vì trẻ không có động lực nên khả năng phát triển cũng chậm.
Hơn nữa, đều này cũng khiến phụ huynh bỏ qua năng khiếu của trẻ và có thể sẽ làm lãng phí thời gian cũng như nỗ lực phát triển trẻ của phụ huynh.

Phụ huynh từ chối ngay lập tức những gì trẻ muốn làm!

Việc từ chối ngay những gì trẻ muốn làm cũng giống như áp đặt mọi việc ở trẻ là điều không nên làm nếu muốn trẻ tự lập.
Lý do là vì phụ huynh có thể sẽ bỏ lỡ rất nhiều khả năng của trẻ trong việc phát triển trong tương lai. Để đứa trẻ tự khám phá những gì nó muốn làm là bước đầu tiên của sự tự lập, điều đó sẽ dẫn đến hành vi tích cực và phát triển được khả năng của chúng.

Một trong những điều không nên làm để dạy con tự lập: So sánh với những đứa trẻ khác.

Đối với nhiều cha mẹ, mối quan tâm lớn của họ là việc con mình phát triển có tốt hay không. Tuy nhiên, nếu phụ huynh so sánh con mình với những đứa trẻ khác và lo lắng rằng “tại sao con không làm được như con người ta?”, cảm giác tiêu cực đó sẽ truyền sang con bạn. Hình ảnh bản thân của đứa trẻ trở thành “một đứa trẻ không thể làm được”, và cảm giác tự khẳng định mình giảm đi và suy nghĩ tiêu cực đó sẽ cản trở sự độc lập của trẻ.

phuong-phap-day-con-hieu-qua

 

Đừng bỏ lỡ “Bộ kỹ năng giúp trẻ tự tin hơn”

PHỤ HUYNH CẦN LÀM GÌ ĐỂ DẠY CON TỰ LẬP?

 

Để trẻ tự do lựa chọn mà không cần cha mẹ quyết định hộ.

Việc trẻ có thể thực hiện những lựa chọn của mình sẽ giúp mở rộng phạm vi sở thích và tăng mối quan tâm của trẻ. Bởi vì trẻ có quyền lựa chọn, nên trẻ có thể hiểu những gì trẻ thích và những gì quan trọng để thực hiện, từ đó trẻ có thể phát triển ý thức khẳng định bản thân mà không bị giới hạn hay thu hẹp.

Ngoài ra, trẻ cũng sẽ phát triển được khả năng tự suy nghĩ và quyết định cho chính mình, điều này sẽ dẫn đến sự tích cực khi trẻ lớn lên.

Cuối cùng, việc trẻ đưa ra lựa chọn của chính mình cũng sẽ thúc đẩy nổ lực của trẻ và có tác động tích cực đến việc xác định “mục tiêu” và “trách nhiệm” như bên dưới.

Để trẻ tự tạo ra mục tiêu cho mình.

Các mục tiêu mà trẻ tự đặt ra sẽ tạo năng lượng cho các nỗ lực và các hành động tích cực. Khi cha mẹ đặt mục tiêu, trẻ đơn giản là làm theo kế hoạch đã được cha mẹ đặt ra để đạt được mục tiêu “của cha mẹ” mà thôi.

Tuy nhiên, khi trẻ tự đặt mục tiêu của riêng mình, trẻ sẽ hình thành thói quen tự suy nghĩ cho bản thân, chẳng hạn như trẻ sẽ tự hỏi “làm thế nào để đạt được chúng nhỉ?”.

Ví dụ, để đạt được mục tiêu, trẻ sẽ phải tiến hành những việc mà mình không giỏi như dậy sớm hay phải chuẩn bị đồ dùng học tập kỹ càng để không quên. Năng lượng trẻ có được khi cố gắng đạt được mục tiêu cuối cùng sẽ dẫn trẻ đến sự tự lập.

day-tre-tu-lap-kieu-nhat

Tôn trọng và ủng hộ ý định “muốn làm” của trẻ.

Những gì một đứa trẻ muốn làm có thể theo quan điểm của cha mẹ đó là “không có tương lai” hay “sai lầm, đi chệch hướng”. Tuy nhiên, nếu bạn tôn trọng và ủng hộ ý muốn của trẻ, sẽ có những trường hợp mà tài năng của trẻ sẽ được nở rộ, dù là trước cả cha mẹ lẫn trẻ đều không nghĩ đến.
Ngoài ra, việc để trẻ làm mà không cần lo lắng về tương lai hay lợi ích cũng sẽ thúc đẩy cách nhìn đa diện ở trẻ.

Khi trẻ bước ra xã hội và bắt buộc phải “tự mình quyết định”, thì với tầm nhìn rộng, toàn diện và bao quát, trẻ có thể thích nghi mà không phải vướng rắc rối nào.

Đừng can thiệp quá nhiều.

Như đã nói ở trên, việc cha mẹ can thiệp quá nhiều sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc mà dẫn đến thất bại trong việc nuôi dạy trẻ tính tự lập. Việc để trẻ mắc lỗi và tìm ra cách khắc phục lỗi đó là một điểm quan trọng trong quá trình nuôi dạy trẻ tự lập.

Khi cha mẹ luôn giúp đỡ trẻ khi trẻ mắc lỗi, trẻ sẽ lớn lên trong một môi trường quá thuận lợi, không gặp trở ngại nào cả; và khi trẻ thật sự bước ra xã hội với nhiều thử thách thật sự, trẻ sẽ chịu thiệt thòi khi không có khả năng tự lập vượt qua các khó khăn đó.

Thay vì phụ huynh chỉ chăm chăm vào việc giúp con thì hãy tạo cơ hội để trẻ tự nghĩ cách tránh sai lầm như thế ở tương lai.

 

Cha mẹ có thể tham khảo thêm “Phương pháp giúp trẻ xây dựng kỹ năng tự học”

Dạy con tự lập bằng cách “để trẻ tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình”

Được tự do làm gì mình thích không có nghĩa là trẻ chỉ cần chơi vui là được. Trẻ phải có nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng khi được làm những gì mình thích.

Ví dụ khi trẻ được tự do chơi đồ chơi, thì chơi xong, trẻ phải có trách nhiệm dọn dẹp gọn gàng. Nếu trẻ muốn đi chơi, trẻ phải có trách nhiệm hoàn thành bài vở của mình trước.

Điều quan trọng ở đây là, trẻ phải cảm thấy trách nhiệm của bản thân mình, khi được quyền lựa chọn những gì trẻ muốn làm.

 

day-con-tu-lap-nhu-the-nao-cho-hieu-qua

 

[Theo: ShoPro – Phương pháp mầm non SPM Nhật Bản – Dạy con kiểu Nhật]

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

0938.031.386
Chat Zalo